Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Một số thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
11:26 AM 21/06/2021
(LĐXH) - Trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ phần báo cáo liên quan đến Việt Nam có một số nội dung đánh giá tích cực hơn so với năm 2019. Song, báo cáo vẫn có nhiều thông tin sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tự do tín ngưỡng và tôn giáo được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế cuộc .
Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 đã ghi nhận một số tiến triển tích cực, nhất là việc chính quyền quan tâm hơn đến đảm bảo tự do tôn giáo  ở Việt Nam. Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 46 khoá đào tạo cho hơn 8.800 cán bộ Nhà nước và lãnh đạo tôn giáo, thanh tra việc thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh. Một số Uỷ ban của của Quốc hội cũng đã có một số cuộc gặp gỡ quan chức và lãnh đạo của các nhóm tôn giáo địa phương để giám sát việc thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Một số chính quyền địa phương tại Tây Bắc, Tây Nguyên đã cấp đăng ký sinh hoạt cho hơn 2.200 chi hội và công nhận 325 chi hội, đăng tải một số biểu mẫu đăng ký hoạt động tôn giáo lên các website chính thức để truy cập dễ dàng hơn. Lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo trên cả nước đánh giá quan hệ giữa các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký với chính quyền các địa phương tốt hơn các năm trước, các nhóm tôn giáo đã đăng ký được tạo điều kiện thực hành tín ngưỡng mà ít bị chính quyền can thiệp; một số nhà xuất bản được cấp phép để in sách tôn giáo bằng tiếng Việt, Trung, Anh và tiếng dân tộc; tù nhân được tiếp cận tài liệu tôn giáo khi bị giam giữ nhưng có điều kiện kèm theo…
Tuy nhiên vẫn có nhiều thông tin sai lệch từ các nguồn trích dẫn do “Ủy ban cứu trợ người vượt biển”(Boat People SOS) cung cấp, thể hiện cách tiếp cận của Mỹ phiến diện, đưa nhiều thông tin sai lệnh, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Báo cáo đã xuyên tạc việc cơ quan chức năng Việt Nam “đàn áp, nhiễu sách” các hội, nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận, chưa đăng ký hoạt động, “phân biệt đối xử”, cáo buộc chính quyền địa phương “duy trì quy trình đăng ký, công nhận không đúng quy định” nhằm làm chậm, không chấp nhận, cấm các hoạt động tôn giáo của các hội…
Những luận điệu xuyên tạc thiếu khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ và một số đối tượng có ý đồ không tốt đối với Nhà nước ta trong Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá , chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hằng năm, cả nước có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 1646/TTLT-TCĐC-TGCP, ngày 30/10/2000 về hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo sử dụng.
Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động tôn giáo. Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 6 ngàn xuất bản phẩm tôn giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in. Nhiều xuất bản phẩm được in bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, tiếng dân tộc; 15 tờ báo, tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động; phần lớn các tổ chức tôn giáo (kể cả tổ chức tôn giáo trực thuộc) có website riêng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo.
Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Việt Nam cũng sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần xây dựng về những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, Việt Nam không chấp nhận cách tiếp cận phiến diện, quy kết, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam./.
Lê Minh
TAG: những thông tin sai lệch về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Tin khác
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan tiếp đoàn đại biểu người có công tỉnh Kon Tum
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở An Giang
Chương trình khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em dị tật vùng hàm mặt năm 2024 - Nụ cười mới, cuộc đời mới
Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp
Hội đồng hương Nam Đàn tại TPHCM trao tặng học bổng và thiết bị học tập trị giá 450 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó
Bà Rịa – Vũng Tàu: 29.240 người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng
Cà Mau: Ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với 2.067 hồ sơ trong 4 tháng đầu năm
Quận Tây Hồ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp
Quận Hoàn Kiếm gặp mặt tri ân các gia đình liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ