Sức khỏe - Đời sống
Trang chủ / Sức khỏe - Đời sống / Sức khỏe - Đời sống
Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có 1 trạm cấp cứu
03:44 PM 21/02/2017
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua. Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Ảnh minh họa

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc của Bộ Y tế.

Theo đó, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.

Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:

Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.

Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.

Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người bị tai nạn

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.

Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2017.

Theo Chinhphu.vn


TAG: hoạt động cứu nạn đường cao tốc Trạm cấp cứu. bao
Tin khác
Herbalife Việt Nam đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam tìm ra 24 đột biến gene làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ, giúp phát hiện bệnh sớm để can thiệp trúng đích
Gala Nhân ái 2024: Hành trình 20 năm sẻ chia hy vọng, nâng bước tương lai
Việt Nam có đủ vắc xin phòng bệnh não mô cầu cho trẻ em và người lớn
Nguy cơ thừa cân, béo phì từ sử dụng đồ uống có đường
Hội Nam y Việt Nam khám và cấp thuốc miễn phí cho người dân tỉnh Gia Lai
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực tim mạch, ung thư, y tế thông minh, du lịch y tế
Khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái
Hà Nội ghi nhận số người mắc thủy đậu gia tăng cả ở người lớn và trẻ nhỏ