Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Tiếp tục có những chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số
11:10 AM 15/06/2021
(LĐXH) - Khu vực miền núi phía Bắc có 14 tỉnh chiếm 1/3 diện tích cả nước với dân số hơn 13 triệu người. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống kinh tế - xã hội của người dân được đảm bảo, tuy nhiên vẫn cần những cơ chế, chính sách để người dân nới đây có cơ hội phát triển bền vững, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…
Cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Có thể khẳng định, thời gian qua, Chương trình 135, 30a và Xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ và đạt kết quả khá toàn diện (đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế; hỗ trợ đồng bào dan tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...). Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để tổ chức phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế tạo việc làm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Các chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, xét duyệt, lập danh sách tham gia hệ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp giúp con em đồng bào dân tộc có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và nâng cao nhận thức. Công tác  chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả nổi bật. Đã cấp được trên 95% thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, trên 97% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine…
Tuy nhiên, khu vực miền núi phía Bắc có những nơi tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, tập trung nhiều tại các tỉnh giáp biên, có theo thới quen, tập tục lạc hậu dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề còn chưa cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở mức thấp so với vùng miền núi phía Bắc và mặt bằng chung của cả nước (hiện có 51 xã với 28,18% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong khi khu vực miền núi phía Bắc đạt 35,13% và cả nước đạt 60,82%).
Với mục tiêu không để nảy sinh các “điểm nóng” về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, các địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào với việc vận động, giải thích cho đồng bào hiểu rõ chính sách, pháp luật để yên tâm lao động, ổn định cuộc sống, hạn chế di cư tự do, không tin và không tham gia vào các tổ chức bất hợp pháp; không để nảy sinh các “điểm nóng” về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn…
Và về lâu dài, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì: “Đây đang là vùng trũng của phát triển, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ khiến nơi đây ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa vùng với các vùng khác trong cả nước, đã có dấu hiệu ngày càng xa mặc dù Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Do vậy, tronng thời gian tới cần quyết liệt triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội Khoá 14 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. UBND các tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các sở ngành có liên quan lồng ghép tuyên truyền nội dung các nghị quyết đến toàn thể cơ quan, tổ chức, cán bộ và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm giúp cấp uỷ chính quyền và nhân dân các dân tộc được biết, chuẩn bị  tâm thế tiếp nhận và tổ chức thực hiện chính sách lớn…”
Nguyễn Hữu Bắc
TAG: Tiếp tục có những chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tin khác
TP.HCM: Nhiều tập thể, cá nhân Sở LĐ-TB&XH được tuyên dương học tập và làm theo tư tưởng của Bác
Thành phố Phan Thiết: Tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc công tác giảm nghèo
TP.HCM: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam
 Khởi động giải  Chạy vì Giáo dục mùa 2 với chủ đề “Rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục”
Huyện Hương Sơn: Chú trọng thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên quê hương Thạch Hà
Thành phố Thủ Đức ra quân vận động người dân tham gia BHXH, BHYT
Huyện Quản Bạ - điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở Hà Giang