Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Nhiều đối tượng chính sách xã hội được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội
10:39 AM 03/08/2018
(LĐXH) - Trong 8 tháng đầu năm 2018, nhiều gia đình chính sách xã hội, đặc biệt là người nghèo đã có cơ hội tiếp cận và vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội, đây thực sự là "cú huých" tạo việc làm, thu nhập và thoát nghèo bền vững cho số đối tượng này...
Hà Nội triển khai nhiều giải pháp giúp người nghèo ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi
Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội, tổng dư nợ 16 chương trình tín dụng đến 31/7/2018 đạt 7.062 tỷ đồng với gần 295 ngàn khách hàng đang vay vốn tại trên 7.500 tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng 41 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 722 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng đạt 11,4%, đạt 83% kế hoạch tăng trưởng năm 2018. Trong đó, dư nợ nguồn vốn Trung ương đạt 4.836 tỷ đồng/4.934 tỷ đồng kế hoạch Trung ương giao, tăng 27 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 321 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 5,1%, hoàn thành 77% kế hoạch tăng trưởng năm 2018. Nguồn vốn Trung ương chưa giải ngân là 99 tỷ đồng. Dư nợ nguồn vốn địa phương đạt 2.226 tỷ đồng, tăng 14 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 401 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng đạt 6,3%, hoàn thành 94% kế hoạch tăng trưởng năm 2018. Nguồn vốn địa phương chưa giải ngân là 65 tỷ đồng, trong đó: chương trình GQVL 26 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg 22 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết đinh 167/2008/QĐ-TTg 17 tỷ đồng.
Tình hình triển khai thực hiện một số chương trình cụ thể là, cho vay hộ nghèo, dư nợ là 314 tỷ đồng, giảm 8 tỷ so với đầu tháng, giảm 73 tỷ đồng so với đầu năm. Cho vay hộ cận nghèo, dư nợ là 296 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng so với đầu tháng, giảm 205 tỷ đồng so với đầu năm. Cho vay hộ mới thoát nghèo, dư nợ là 2.149 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 355 tỷ đồng so với đầu năm.
Bên cạnh đó, cho vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, có số dư nợ là 1.282 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 95 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 99,9% kế hoạch. Cho vay  học sinh sinh viên, dư nợ đạt 144 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng so với đầu tháng, giảm 37 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 80% kế hoạch. Cho vay GQVL, dư nợ là 2.648 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 504 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 98% kế hoạch giao, trong đó, nguồn Trung ương là 550 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch giao, nguồn địa phương là 2.098 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch giao. Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, dư nợ đạt 92 tỷ đồng, giảm 0,1 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 2 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 99,9% kế hoạch giao. Cho vay hộ nghèo về nhà ở giai đoạn II, dư nợ đạt 86,7 tỷ đồng với 3.472 hộ, tăng 10 tỷ đồng so với đầu tháng, tăng 86,7 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 80% kế hoạch giao.
Về tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh, tính đến 31/7/2018 là 6.258 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,09% trên tổng dư nợ tín dụng, trong đó, nợ quá hạn là 4.895 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,07%. Nợ khoanh hạn là 1.363 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,02%...
NHB
 
TAG: Vay vốn; giảm nghèo ; HN
Tin khác
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam
 Khởi động giải  Chạy vì Giáo dục mùa 2 với chủ đề “Rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục”
Huyện Hương Sơn: Chú trọng thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên quê hương Thạch Hà
Thành phố Thủ Đức ra quân vận động người dân tham gia BHXH, BHYT
Huyện Quản Bạ - điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở Hà Giang
Hà Nội: Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng bảo trợ xã hội
Điểm sáng từ các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo ở Thị xã Ngã Năm
TP.HCM: 30 thí sinh tham gia vòng thi viết tìm hiểu về Luật BHYT