An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
A Lưới: Chăm sóc sức khỏe cho người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam
11:26 AM 24/02/2024
(LĐXH) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tiếp nhận viện trợ không hoàn lại hơn 772 triệu đồng do tổ chức Dove Fund (Hoa Kỳ) tài trợ cho dự án chăm sóc sức khỏe cho người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam trên địa bàn huyện A Lưới.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 22/2/2024 phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Chăm sóc sức khỏe cho người bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam” do tổ chức Dove Fund (Hoa Kỳ) tài trợ trị giá 772.200.000 VNĐ (Bảy trăm bảy mươi hai triệu, hai trăm nghìn đồng chẵn).
Chất độc da cam/dioxin để lại những hậu quả nặng nề và dai dẵng cho nhiều thế hệ 
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên y tế cơ sở trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người bị ảnh hưởng chất độc da cam để đội ngũ này có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng địa phương trên địa bàn huyện A Lưới. Theo đó, các kết quả chính của dự án gồm có: Nâng cao năng lực sàng lọc ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho đội ngũ bác sĩ cơ sở tại 01 bệnh viện huyện và 17 trung tâm y tế trên địa bàn huyện A Lưới để có thể hỗ trợ người dân địa phương; Sàng lọc, chẩn đoán các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư cho người bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam trên địa bàn huyện A Lưới; Điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh ung thư trên địa bàn huyện A Lưới tại Bệnh viện Trung Ương Huế; Cung cấp các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư trên địa bàn huyện A Lưới tại các cơ sở y tế địa phương.
Quyết định nêu rõ, Quỹ Những trái tim Huế tiếp nhận và thực hiện dự án đúng quy định.
Được biết, huyện A Lưới là địa phương chịu nặng nề bởi chất độc da cam/điôxin do chiến tranh để lại. Trong chiến tranh, Mỹ đã sử dụng thung lũng A Sho (xã Đông Sơn, huyện A Lưới) làm sân bay dã chiến. Đây là nơi sử dụng làm kho chứa, nơi nạp chất diệt cỏ vào máy bay trước khi đi phun rải, nơi rửa máy bay sau khi đi phun rải về và là nơi chứa các vỏ thùng đựng chất diệt cỏ sau khi đã nạp vào các phương tiện phun rải để không quân Mỹ phun rải ở khu vực miền Trung. Trong vòng 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên Huế với trọng điểm là sân bay A Sho là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề của chất độc điôxin. Tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam/ điôxin, huyện A Lưới khoảng 5.000 người.  
Hà Giang
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: A lưới tổ chức Dove Fund chất độc da cam/Dioxin
Tin khác
TP.HCM: Nhiều tập thể, cá nhân Sở LĐ-TB&XH được tuyên dương học tập và làm theo tư tưởng của Bác
Thành phố Phan Thiết: Tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc công tác giảm nghèo
TP.HCM: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam
 Khởi động giải  Chạy vì Giáo dục mùa 2 với chủ đề “Rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục”
Huyện Hương Sơn: Chú trọng thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên quê hương Thạch Hà
Thành phố Thủ Đức ra quân vận động người dân tham gia BHXH, BHYT
Huyện Quản Bạ - điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở Hà Giang